Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Lý thuyết sóng Elliott [Part 2]


III. ĐO LƯỜNG SÓNG

Sóng 1

Sóng 1 có điểm xuất phát từ thị trường con gấu (suy thoái). Do đó, sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Mục đích của việc đo lường sóng 1 để tìm ra tỷ lệ của các sóng còn lại. Mặc dù không có một quy tắc nhất định nào trong tỷ lệ của các sóng còn lại, nhưng có những tác dụng nhất định trong việc ước tính độ dài của các con sóng khác. Trước khi nói về các tỷ lệ này, chúng ta cần phải đến Fibonacci trước.


Tỷ lệ Fibonacci là những tỷ lệ toán học được tính ra từ các con số của dãy số Fibonacci. Dãy số Fibonacci được tìm ra bởi Leonardo Fibonacci từ năm 1180 trước công nguyên. Dãy số Fibonacci được sử dụng rất nhiều tronng các lĩnh vực như máy móc, vũ trụ, chứng khoán,… Đây là cơ sở sản sinh ra các tỷ lệ Fibonacci với mục đích dùng nó để hỗ trợ giao dịch.

Các tỷ lệ Fibonacci được dùng thường xuyên nhất là:
1                      1.618              2.618              4.23                6.85    (mở rộng)
0.14                0.25                0.5                   0.618                          (thoái lui)

Sóng 2

Sóng 2 thường thoái lui về mức 0.5 hoặc 0.62 (làm tròn từ 0.618) so với sóng 1.


Sóng 3

Sóng 3 thường có quan hệ tỷ lệ với sóng 1 theo một trong ba trường hợp sau: Sóng 3 = 1.62 sóng 1; Hoặc = 2.62 sóng 1; hoặc 4.25 sóng 1

Các tỷ lệ thường thấy nhất là 1.62 và 2.62. Tuy nhiên, nếu sóng 3 là sóng mở rộng thì các tỷ lệ 2.62 và 4.25 phổ biến hơn.



Sóng 4

Sóng 4 thường có quan hệ với sóng 3 theo một trong ba trường hợp sau: sóng 4 = 24% sóng 3; hoặc = 38% sóng 3; hoặc bằng 50% sóng 3

Các tỷ lệ 24% và 38% là phổ biến nhất cho sóng 4


Sóng 5

Sóng 5 có hai quan hệ tỷ lệ theo hai trường hợp:

  • Nếu độ dài sóng 3 > 1.62 sóng 1 thì tỷ lệ của sóng 5 như sau: sóng 5 = sóng 1; hoặc = 1.62 sóng 1; hoặc = 2.62 sóng 1

  • Nếu độ dài sóng 3 <1.62 thì sóng 5 sẽ là sóng mở rộng, khi đó các tỷ lệ của sóng 5 có thể là: sóng 5 bằng 0.62 sóng 1-3 (từ điểm khởi đầu sóng 1 đến đỉnh sóng 3); hoặc sóng 5 = sóng 1-3; hoặc bằng 1.62 sóng 1-3



IV. PHƯƠNG PHÁP VẼ SÓNG ELLIOTT

1. Giới thiệu khái quát:

Vẽ kênh giá là phương pháp quan trọng không chỉ quyết định vị trí các sóng nội bộ mà còn dự đoán được các mục tiêu cho sóng kế tiếp.

Kênh giá là những đường xu hướng song song, ít nhiều cũng chứa toàn bộ dao động giá của một sóng. Dù các đường xu hướng của mô hình Triangle không song song nhưng chúng cũng được coi là kênh giá.

Dưới đây là minh họa kênh giá của mô hình sóng chủ và mô hình sóng điều chỉnh.

Các sóng thuộc cùng cấp độ sóng có thể được nhận diện bằng cách vẽ các kênh giá. Đặc biệt trong trường hợp các cấu trúc sóng chủ, sóng Zigzag và mô hình tam giác. Nếu những sóng này không tương xứng nhau thì nên tìm kiếm cách tính sóng tùy chọn khác.

2. Cách vẽ kênh giá và dự đoán mục tiêu sử dụng kênh giá:

a) Mục tiêu sóng 3 hoặc sóng C:

Vẽ một kênh giá ngay sau khi sóng 1 và sóng 2 hoàn thành. Nối điểm khởi đầu của sóng 1 (được đánh dấu là 0) với điểm cuối của sóng 2, sau đó vẽ một đường song song kéo từ đỉnh sóng 1.
Đường song song này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 3 đang phát triển. Nếu sóng 3 không thể bức phá qua đường song song này hoặc không thể chạm đến nó thì có thể đó là sóng C chứ không phải là sóng 3.


Đường hỗ trợ từ 0 đến sóng 2 có vai trò là mức chặn. Khi đường này bị phá vỡ thì rất có khả năng sóng 2 hoặc B di chuyển phức tạp hơn vì thế sóng 3 hoặc C chưa bắt đầu hình thành.

Chú ý rằng sóng 3 thường là sóng mạnh nhất và sẽ vượt qua đường xu hướng trên.

b) Mục tiêu sóng 4:

Ngay sau khi sóng 3 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá bằng cách nối điểm cuối của sóng 1 với điểm cuối của sóng 3 bằng một đường xu hướng rồi vẽ một đường song song từ điểm cuối của sóng 2. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 4. Chú ý rằng thông thường đường nằm dưới từ sóng 2 sẽ bị phá vỡ một chút do hành động giá của sóng 4. Đường hỗ trợ này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 4.


Nếu sóng 4 không đến gần được đường này thì đây là biểu hiện của một xu hướng rất mạnh. Có thể xu hướng giá vẫn đang ở sóng 3 hoặc sẵn sàng cho sự bức phá mạnh ở sóng 5.

c) Mục tiêu sóng 5:

- Phương pháp 1:

Ngay sau khi sóng 4 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá nối điểm cuối của sóng 2 với điểm cuối của sóng 4 bằng một đường xu hướng sau đó vẽ đường song song từ điểm cuối của sóng 3. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 5.


Thông thường sóng 5 sẽ không chạm đến đường xu hướng nằm trên, trừ khi song 5 theo mô hình mở rộng Extension5 hoặc khi sóng 3 tương đối yếu. Trong mô hình Extension5 với biểu hiện khối lượng giao dịch cao và các chỉ báo xung lượng mạnh mẽ thì hiện tượng vượt quá (throwover) có thể xuất hiện.

Phương pháp 2:

Thường thì sóng 3 là sóng mạnh nhất cho thấy tốc độ di chuyển rất nhanh khi so sánh với sóng 1 và sóng 5. Nếu sóng 3 cho thấy một đợt tăng giá hoặc giảm giá gần như thẳng đứng thì vẽ một đường xu hướng nối sóng 2 với sóng 4 rồi vẽ đường song song từ sóng 1.


Đường song song này sẽ cắt qua sóng 3 và sẽ tạo mục tiêu cho sóng 5. Kinh nghiệm cho thấy đây là kênh giá rất có giá trị.

d) Mục tiêu sóng D và E:

Ngay sau khi sóng B hoàn thành thì có thể vẽ một đường xu hướng nối điểm khởi đầu sóng A với điểm cuối sóng B để định mục tiêu cho sóng D khi mô hình Triangle đang phát triển. Điều này chắc chắn hơn sau khi sóng C hoàn thành.


Ngay sau khi sóng C hoàn thành thì có thể vẽ đường xu hướng nối sóng A với điểm cuối sóng C để định mục tiêu sóng E. Hầu như không bao giờ sóng E dừng ngay tại đường xu hướng mà chỉ ghé sát đường xu hướng một cách nhanh chóng và tạm thời.

e) Mục tiêu trong mô hình Double Zigzag:

Việc vẽ một kênh giá là điều rất quan trọng để phân biệt các mô hình Double Zigzag với các mô hình sóng đẩy (Impulse) trong khi việc phân biệt chúng vốn khó khăn do chúng đều có đặc trưng sóng chủ. Các mô hình Double Zigzag có xu hướng chạm kênh giá gần như hoàn hảo trong khi ở mô hình Impulse thì sóng 3 thường phá vỡ ra khỏi kênh giá.


[Hết]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét